Thành phần:
- Fusulthiamin: 50 mg
- Riboflavin butyrat: 2,5 mg
- Pyridoxal phosphat: 2,5 mg
- Hydroxocobalamin acetat: 5,22µg
- Ascorbic acid dập thẳng: 72,2 mg
- Tocopherol acetat 50%: 40 mg.
Công dụng:
Cung cấp vitamin E, B1, B2, B6, C trong các trường hợp:
- Suy nhược cơ thể, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người lớn tuổi.
- Tăng cường thể lực trong giai đoạn bệnh và dưỡng bệnh.
- Thành phần vitamin trong thuốc giúp làm giảm các triệu chứng sau:
- Dùng trong các triệu chứng: Đau giây thần kinh, đau cơ, đau khớp (đau lưng và đau vai…).
- Bệnh tê phù (beri-beri), mỏi mắt.
Liều dùng:
- Uống 1 viên X 2 lần mỗi ngày.
- Uống sau bữa ăn.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.
- Trẻ em dưới 3 tháng tuổi.
- U ác tính : Do Hydroxocobalamin acetat (vitamin B12) làm tăng trưởng các mô có độ sinh trưởng cao, nên có nguy cơ làm u tiến triển.
- Người bệnh cơ địa dị ứng (hen, eczema).
- Chống chỉ định dùng vitamin C (Ascorbic acid) liều cao cho người bị thiếu hụt glucose – 6 phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu huyết tán); người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).
- Thông báo cho bác sỹ khi có những tác dụng phụ sau khi dùng thuốc.
Thận trọng khi sử dụng:
- Cẩn thận khi sử dụng cho bệnh nhân tăng oxalat niệu.
- Không dùng quá liều chỉ định.
- Nếu các dấu hiệu của bệnh không được cải thiện sau 1 tháng điều trị, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Thuốc có thể anhe hưởng đến kết quả xét nghiệm glucose trong nước tiểu.
- Chuẩn đoán lâm sàng có thể bị ảnh hưởng do sự đổi màu nước tiểu sang màu vàng.
Tác dụng phụ:
- Ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ nếu thấy các triệu chứng sau: Khó chịu vùng dạ dày, tiêu chảy, táo bón, phát ban, buốn nôn, nôn , viêm miệng, biếng ăn, đầy bụng.
- Khi dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ ngắn hơn, lượng máu kinh nhiều và thời gian kéo dài hơn.
- Thuốc có thể làm tăng nguy cơ huyết khối ở các phụ nữ dùng thuốc ngừa thai có chứa Estrogen hay các bệnh nhân có nguy cơ bị huyết khối do dùng Vitamin E.
- Khi dùng thuốc trong thời gian dài với liều cao có thể gây dung nạp thuốc.
- Dùng Pyridoxine trong thời gian dài với liều từ 500mg~2000mg có thể xuất hiện các triệu chứng về bệnh thần kinh và thần kinh cảm giác.
- Trong trường hợp thiếu Acid Folic mà dùng Vitamin B12 với liều lớn hơn 10µg /ngày có thể gây bệnh lý về máu .
- Thông báo cho bác sỹ khi có những tác dụng phụ sau khi dùng thuốc.
Tương tác với thuốc khác:
- Rượu có thể gây cản trở hấp thu Riboflavin ở ruột.
- Probenecid sử dụng cùng Riboflavin gây giảm hấp thu Riboflavin ở dạ dày, ruột.
- Pyridoxin làm giảm tác dụng của Levodopa trong điều trị bệnh Parkinson; điều này không xảy ra với chế phẩm Levodopa – carbidopa hoặc Levodopa – benserazid.
- Pyridoxin có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.
- Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu về Pyridoxin.
- Dùng đồng thời Vitamin C bới Aspirin làm tăng bài tiết Vitamin C và giảm bài tiết Aspirin trong nước tiểu.
- Dùng đồng thời Vitamin C và Fluphenazin dẫn đến giảm nồng độ Fluphenazin huyết tương. Sự acid hóa nước tiểu sau khi dùng Vitamin C có thể làm thay đổi bài tiết của các thuốc khác.
- Vitamin E đối kháng với tác dụng của Vitamin K nên làm tăng thời gian đông máu.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Phụ nữ mang thai hay dự định có thai, phụ nữ đang cho con bú dùng thuốc đúng liều và theo chỉ định của bác sĩ.
Dược động học:
- Fusulthiamine: Dẫn xuất Disulfide của thiamin (vitamin B1) . Fusulthiamine được hấp thu với tốc độ cao từ lòng ruột. Fusulthiamine có tính thân dầu cao hơn Thiamin do đó khả năng đi qua hàng rào máu não và lưu giữ trong các mô tốt hơn thiamin. Trong cơ thể Fusulthiamine dễ dàng chuyển hóa thành thiamin và không bị ảnh hưởng bởi enzyme aneurinase.
- Riboflavin butyrate: Dẫn xuất của Riboflavin (Vitamin B2). Riboflavin butyrate cũng được hấp thu nahnh qua đường tiêu hóa theo cơ chế vận chuyển tích cực như Riboflavin. Riboflavin butyrate có tính thân dầu cao hơn Riboflavin do đó có khả năng lưu giữ trong các mô tốt hơn Riboflavin. Trong cơ thể Riboflavin butyrate chuyển hóa thành Riboflavin
- Pyridoxal phosphate(Vitamin B6): Pyridoxal phosphate được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và lưu trữ chính ở gan dưới dạng 4 – pyridoxic acide. Các chất chuyển hóa không hoạt tính được thải trừ qua nước tiểu. Khi dùng liều cao, một lượng lớn Pyridoxal phosphate được thải trừ qua nước tiểu. Pyridoxal phosphate đi qua được nhau thai và phân bố trong sữa mẹ.
- Hydroxocobalamin acetat(Vitamin B12): Vitamin B12 chất liên kết với yếu tố nội, một glycoprotein được tiết ra từ niêm mạc dạ dày, và được hấp thu chủ động từ đường tiêu hóa. Hấp thu Vitamin B12 bị giảm ở những bệnh nhân thiếu hụt yếu tố nội do các yếu tố bệnh lý hoặc sau khi phẫu thuật cắt dạ dày.
- Acid Ascorbic (Vitamin C): Acid Ascorbic dược hấp thu tích cực sau khi uống theo cơ chế bão hòa. Acid Ascorbic được phân bố khắp nơi trong cơ thể, qua được nhau thai và vào trong sữa mẹ. Acid Ascorbic bị oxy hóa thành các hợp chất không có hoạt tính và được đào thải qua thận. Khi nồng độ Acid Ascorbic trong huyết thanh cao sẽ đào thải qua thận dạng không biến đổi.
- Tocopherol acetat (Vitamin E): Vitamin E hấp thu được qua niêm mạc ruột . giống như các vitamin tan trong dầu khác, sự hấp thu Vitamin E cần phải có acid mật làm chất nhũ hóa. Vitamin E vào máu qua vi thể dưỡng chấp trong bạch huyết, rồi được phân bố rộng rãi vào tất cả các mô và tích lại ở mô mỡ. Vitamin E chuyển hóa 1 ít qua gan thành các glucuronid của acid Tocopheronic và gama – lacton của acid này. Vitamin E thải trừ một ít qua nước tiểu, còn hầu hết liều dùng phải thải trừ chậm vào mật. Vitamin E vào sữa, nhưng rất ít qua nhau thai.
Dược lực học:
- Fusulthiamin : Trong cơ thể Fusulthiamine và Riboflavin butyrate chuyển hóa thành Vitamin B1 (thiamine) và Vitamin B2 (Riboflavin) . Do tính thân dầu cao hơn Thiamine và Riboflavin nên Fusulthiamine và Riboflamin butyrate có tác dụng kéo dài hơn Thiamin và Riboflavin thông thường.
Đặc tính dược lực học:
- Vitamin B1 (thiamine) : Cần carbohydrate.
- Vitamin B2 (Riboflavin): Là chất chuyển hóa tích cực cung cấp Coenzyme cho các phản ứng chuyển hóa như vận chuyển H+, sự hô hấp của mô.
- Vitamin B6: (Pyridoxine): Cần cho sự chuyển hóa Amino acide, Carbohydrate, Lipid. Sử dụng trong vận chuyển Amino Acide, tạo thành chất dẫn truyền thần kinh và tổng hợp hem.
- Vitamin B12: (Hydroxocobalamin): Vitamin B12 có tác dụng tạo máu. Trong cơ thể người, Hydroxocobalamin tạo thành các coenzyme hoạt động là Methylcobalamin và 5 – deoxyadenosylcobalamin rất cần thiết cho tế bào sao chép và tăng trưởng. Vitamin B12 rất cần thiết cho tất cả các mô có tốc độ sinh trưởng tế bào mạnh như các mô tạo máu, ruột non, tử cung. Thiếu Vitamin B12 cũng gây hủy myelin sợi thần kinh.
- Vitamin C (acid ascorbic): Cần thiết cho quá trình hình thành Collagen và sự phục hồi của mô. Cần cho các phản ứng oxy hóa khử, sự chuyển hóa Tyrosine, acid folic, Fe, Carbohydrate; tổng hợp lipid và protein, sự hô hấp của tế bào, kháng viêm.
- Vitamin E : Vitamin E là thuật ngữ chỉ một số các hợp chất thiên nhiên và tổng hợp, chất quan trọng nhất là tocopherol, trong đó alphatocopherol có hoạt tính nhất và được phân bố rộng rãi trong tự nhiên. Ngoài việc làm mất các triệu chứng thiếu Vitamin E, Vitamin E còn được sử dụng làm chất chống oxy hóa mà về mặt lý thuyết có thể do một trong các cơ chế tác dụng sau: Ngăn cản oxy hóa các thành phần thiết yếu trong tế bào; ngăn cản tạo thành các sản phẩm oxy hóa độc hại, ví dụ các sản phẩm peroxy hóa do chuyển hóa các acid béo chưa bão hòa; phản ứng với các gốc tự do (nguyên nhân gây tổn hại màng tế bào do oxy hóa), mà không tạo ra các gốc tự do khác trong quá trình đó.
Quá liều:
- Độ an toàn điều trị của thuốc rộng. Chưa có báo cáo về bất kỳ trường hợp quá liều nào trong quá trình lưu thông của thuốc.
- Có thể ngừng liều tiếp theo nếu dùng quá gấp 2 lần liều khuyến cáo.
Bảo quản:
- Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30oC.
Chưa có đánh giá nào.